Vai offline con l'app Player FM !
Eurosatory 2024: Tủ kính công nghiệp vũ khí của Pháp có gì mới ?
Manage episode 424234603 series 1455066
Tại Hội Chợ Quốc Tế về Quốc Phòng và An Ninh Eurosatory2024, tổ chức ở ngoại ô Paris, ngành công nghệ quốc phòng Pháp có gì mới ? Các nhà sản xuất Pháp, nguồn xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, muốn gấp rút giành lại một phần thị trường châu Âu vào lúc mà buôn bán vũ khí nội khối chỉ chiếm 20 % . Phần còn lại là bán cho các « đối tác bên ngoài », chủ yếu là Mỹ và gần đây nhất là Hàn Quốc.
Để thu hẹp khoảng cách với các đối thủ lớn trên thị trường xuất nhập khẩu vũ khí, hội chợ Eurosatory là cơ hội để các nhà sản xuất của Pháp khoe sản phẩm mới. Các công ty khởi nghiệp, các hãng tư nhân được mời tham gia đông đảo, cùng với các tập đoàn trực tiếp được bộ Quân Lực Pháp hỗ trợ.
RFI tiếng Việt đã dừng chân tại khu trưng bày của bộ Quân Lực Pháp và xin được giới thiệu một vài « phát minh mới, một số sản phẩm mới » đã ít nhiều được Tổng Cục Vũ Khí Khí Tài DGA và Cơ Quan đặc trách về những Phát Minh trong lĩnh vực Quốc Phòng AID hỗ trợ.
Drone trinh sát
Đập vào mắt khách tham quan là chiếc drone trắng Patroller, trông tựa như một chiếc phi cơ nhỏ, đang sải cánh, trên một chiều rộng 18 mét. Giám đốc Tổng Cục Vũ Khí Khí Tài, phụ trách chương trình phát triển drone chiến lược SDT giới thiệu drone nặng 1,2 tấn. Đây là một công cụ thu thập thông tin tình báo phục vụ cho lực lượng Bộ Binh, hoạt động ở độ cao 5.000 mét, tự túc trong vòng 14 giờ đồng hồ và có khả năng bay « xa nhà đến 250 km » :
« Drone này là phương tiện cho phép thu thập thông tin, quan sát tình hình trên chiến trường và từ đó hướng dẫn một số những thao tác cần làm. Drone được trang bị hai thứ đặc biệt : một quả cầu tròn ở dưới bụng và một loạt radar được gắn trên thân drone. Quả cầu này mang theo camera quan sát, sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện mọi vật thể phát nhiệt. Còn radar thì có tầm quan sát xa đến 20-30 cây số và nhất là có khả năng theo dõi các mục tiêu di động ».
Ở vào thời điểm công nghệ thông tin chiếm một vị trí quan trọng, các vật thể kết nối vừa là một điểm mạnh, nhưng cũng có thể là những kẽ hở dễ bị nhiễu sóng, bị tấn công tin học : drone Patroller do tập đoàn SAFRAN, con chim đầu đàn của Pháp trong các lĩnh vực từ hàng không không gian, quốc phòng chế tạo, có lo bị tin tặc kiểm soát hay không ? Giám đốc chương trình SDT lạc quan trả lời :
« Nguy cơ drone này bị hacking thì không. Tuy nhiên trong trường hợp có quá nhiều sự cố hay bị nhiễu sóng chiếc Patroller tự động quay về căn cứ. Chúng tôi không lo rủi ro mất kiểm soát loại drone này ».
Drone Patroller trong khuôn khổ chương trình chế tạo drone chiến thuật SDT là một sản phẩm mới sắp được chuyển giao cho lực lượng Bộ Binh và đã có hợp đồng để trang bị cho Hy Lạp, một thành viên Liên Âu và NATO.
Nanotrack
Chính trong thời đại công nghệ kỹ thuật số và công nghệ thông tin càng lúc càng chiếm một vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột, và nhất là xung đột cường độ cao, như Emmanuel Chiva thuộc bộ Quân Lực Pháp ghi nhận, thì những công nghệ cho phép thu ngắn nhất thời gian thu thập và chuyển tải những thông tin lại càng đóng vai trò trọng yếu. Chính vì vậy mà ở gian trưng bày NANOTRACK, Jean Yves Cadorel đại diện cho tập đoàn 3ZA Engineering, giới thiệu về một « sản phẩm mới ». Công ty có trụ sở tại thành phố Orléans, nằm trên dòng sông Loire, miền tây nước Pháp. Trong tủ kính trưng bày của hãng này, có những thiết bị chỉ bằng hai ngón tay thế nhưng tổng giám đốc của hãng Jean Yves Cadorel giải thích nhờ công nghệ Golden Modulation, mỗi thiết bị nhỏ xíu phát sóng đi xa đến « hàng trăm cây số » thay vì chỉ vài chục cây số như hiện tại và công nghệ mới này đang trong giai đoạn « thử nghiệm », chừng 12 tháng nữa sẽ được thương mại hóa.
« Về mức tự chủ thì đây là công nghệ chỉ cần có ¼ watt để phát đi hay thu thập thông tin cách xa hàng trăm cây số. Đây là những vật thể rất nhỏ cho phép chúng ta cấy những con bọ để thu thập thông tin cũng như là những thiết bị để phát đi những thông tin vừa nhận được. Golden Modulation là công nghệ rất hiệu quả trong việc trao đổi thông tin ở những vị trí cách nhau rất, rất xa (trong tương lai là 360 km thay vì 40km như hiện tại), đây là một công nghệ an toàn ở chỗ không sợ bị đối phương làm nhiễu sóng. Chính vì thế mà công nghệ mới này hoàn toàn có chỗ đứng trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khai thác Golden Molulation trong các mục tiêu dân sự, thí dụ như là để giám sát mực nước sông ngòi, đề phòng các vụ cháy rừng, hay trong mục tiêu bảo vệ môi trường … »
AI và công tác bảo vệ an ninh quân sự
Nói về những sản phẩm « lưỡng dụng » phục vụ cả trong các sinh hoạt dân sự và quân sự, công ty khởi nghiệp XXII -22 của François Mattens mới vừa hoạt động từ 2015 và trụ sở tại Paris vừa giành được một hợp đồng với bên bộ Quân Lực Pháp để tăng cường an ninh cho các căn cứ quân sự của Pháp.
« Trong lĩnh vực dân sự hiện có hai thí dụ cụ thể : một là chúng tôi sử dụng trí tuệ nhân tạo để quan sát lượng khách ra vào các trung tâm thương mại, các cửa hàng, thời điểm nào đông người nhất. Khách hàng ở lại trong hiệu bao nhiêu lâu, họ chú ý đến những mặt hàng nào … Đó là những thông tin cho phép nắm bắt thị hiếu của khách hàng chính xác hơn và thích nghi với các sở thích của người tiêu dùng… Một thí dụ thứ nhì là AI được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Ảnh và video thu được cho phép nâng cao năng suất của một số nhà máy sản xuất.
Trong lĩnh vực quân sự, công ty vừa ký hợp đồng với Bộ Quân Lực để bảo vệ một số cơ sở của quân đội. Đây là nơi có hàng trăm km hàng rào, có vài chục camera giám sát. Tất cả những hình ảnh thu được từ camera cần phải được phân tích. Sức người không làm xuể. Nếu như chúng ta sử dụng trí tuệ nhân tạo, thì tất cả những hình ảnh đó đều được phân tích một cách trực tiếp. Như vậy mọi hiện tượng khả nghi hay bất thường đều sẽ được phát hiện ngay. Các bên liên quan như vậy có thể thẩm định về mức độ rủi ro và nhất là phải phản ứng như thế nào trước hoàn cảnh đó ».
Chiến tranh Ukraina và Eurosatory
Điểm nhấn của hội chợ Eurosatory năm nay là công nghệ kết nối, công nghệ robot. Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina mà theo các giới quan sát, gần 1/3 lãnh thổ nước này đã bị Nga gài mìn, ông Joachim Marais đại diện cho tổ chức mang tên CAPACITES, trực thuộc Đại Học Nantes đã mang robot gỡ mìn đến triển lãm.
« Đây là loại robot RSM để dò mìn, gắn rất nhiều những cảm biến ở phía trước để phát hiện những vật thể bị chôn dưới mặt đất, xác định xem đấy có phải là mìn hay không và chỉ một khi có thông tin rằng vật thể liên quan là mìn, thì nhân viên phá miền mới can thiệp. Cái mới ở đây là khả năng phân tích của robot từ những thông tin thu thập được nhờ các hệ thống radar, và camera gắn trong thân robot. Điều đó có nghĩa rằng đây là công cụ cho phép tăng cường đáng kể mức độ bảo đảm an toàn cho con người »
Phần mềm phát hiện vết nứt bên trong áo chống đạn
Bảo vệ an toàn, và sinh mạng cho các quân nhân, cho nhân viên phục vụ trên chiến trường cũng là mục tiêu của Sensein. Công ty hoạt động tại Caudan, vùng Bretagne, tây bắc nước Pháp mang một công nghệ mới đến hội chợ Eurosatory2024. Morgann Jacob chịu trách nhiệm về dự án dùng hệ thống liên lạc NFC để phát hiện những vết nứt ở bên trong áo chống đạn. Anh giải thích :
« Hiện tại phương tiện duy nhất để phát hiện xem rằng những tấm vật liệu gốm ở bên trong báo chống đạn có bị vỡ, nứt hay không là phải đưa tất cả chúng về một nơi có trang bị máy X quang. Điều đó tốn kém về thời gian và đòi hỏi một số phương tiện và cũng sẽ là rất bất tiện trên chiến trường … Với công nghệ mới, ở bất cứ nơi nào, chúng ta có thể phát hiện áo chống đạn có bị hư hại gì ở bên trong nay không, đơn giản là chúng tôi sử dụng hệ thống liên lạc NFC và một phần mềm. Chị thấy đây này : trong chưa đầy 10 giây, chúng ta phát hiện là chiếc áo này không bị hư hại ở bên trong, tức là có mức độ an toàn tốt. Trái lại chiếc áo phía bên kia thì không, do tấm gốm ở bên trong đã bị nứt » …
Một phát minh khác trong khu triển lãm của bộ Quân Lực Pháp năm này là xe máy Quad de Renseignement furtif -được sử dụng trong công tác thu thập thông tin tại các vùng chiến sự. Mô-tơ của xe vừa dùng điện và xăng. Đây là một phát minh của đại tá Nicolas. Ông rất tự hào giải thích, nhờ công nghệ mới này mà xe máy được xếp vào loại xe « tàng hình » do ít gây tiếng ồn, không thu thút chú ý của đối phương.
Vào lúc trên toàn thế giới đang diễn ra 59 cuộc xung đột vũ trang, 28 trong số ấy đang hoành hành tại châu Phi, nhưng cộng đồng quốc tế tập trung nhiều vào xung đột tại Gaza và nhất là vào cuộc chiến ở Ukraina. Trong cuộc xung đột này, Mỹ và châu Âu không ngừng cung cấp vũ khí, đạt dược và các hệ thống phòng thủ cho Ukraina. Chính vì thế mà ở khu triển lãm các hệ thống pháo tự hành Caesar của Pháp, Leopard của Đức lúc nào cũng đông kín người. Tương tự như vậy gian trưng bày xe tăng và thiết giáp của Pháp lớp Scorpion với những loại như Jaguar, Serval hay Griffon cũng rất được chiếu cố.
72 episodi
Manage episode 424234603 series 1455066
Tại Hội Chợ Quốc Tế về Quốc Phòng và An Ninh Eurosatory2024, tổ chức ở ngoại ô Paris, ngành công nghệ quốc phòng Pháp có gì mới ? Các nhà sản xuất Pháp, nguồn xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, muốn gấp rút giành lại một phần thị trường châu Âu vào lúc mà buôn bán vũ khí nội khối chỉ chiếm 20 % . Phần còn lại là bán cho các « đối tác bên ngoài », chủ yếu là Mỹ và gần đây nhất là Hàn Quốc.
Để thu hẹp khoảng cách với các đối thủ lớn trên thị trường xuất nhập khẩu vũ khí, hội chợ Eurosatory là cơ hội để các nhà sản xuất của Pháp khoe sản phẩm mới. Các công ty khởi nghiệp, các hãng tư nhân được mời tham gia đông đảo, cùng với các tập đoàn trực tiếp được bộ Quân Lực Pháp hỗ trợ.
RFI tiếng Việt đã dừng chân tại khu trưng bày của bộ Quân Lực Pháp và xin được giới thiệu một vài « phát minh mới, một số sản phẩm mới » đã ít nhiều được Tổng Cục Vũ Khí Khí Tài DGA và Cơ Quan đặc trách về những Phát Minh trong lĩnh vực Quốc Phòng AID hỗ trợ.
Drone trinh sát
Đập vào mắt khách tham quan là chiếc drone trắng Patroller, trông tựa như một chiếc phi cơ nhỏ, đang sải cánh, trên một chiều rộng 18 mét. Giám đốc Tổng Cục Vũ Khí Khí Tài, phụ trách chương trình phát triển drone chiến lược SDT giới thiệu drone nặng 1,2 tấn. Đây là một công cụ thu thập thông tin tình báo phục vụ cho lực lượng Bộ Binh, hoạt động ở độ cao 5.000 mét, tự túc trong vòng 14 giờ đồng hồ và có khả năng bay « xa nhà đến 250 km » :
« Drone này là phương tiện cho phép thu thập thông tin, quan sát tình hình trên chiến trường và từ đó hướng dẫn một số những thao tác cần làm. Drone được trang bị hai thứ đặc biệt : một quả cầu tròn ở dưới bụng và một loạt radar được gắn trên thân drone. Quả cầu này mang theo camera quan sát, sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện mọi vật thể phát nhiệt. Còn radar thì có tầm quan sát xa đến 20-30 cây số và nhất là có khả năng theo dõi các mục tiêu di động ».
Ở vào thời điểm công nghệ thông tin chiếm một vị trí quan trọng, các vật thể kết nối vừa là một điểm mạnh, nhưng cũng có thể là những kẽ hở dễ bị nhiễu sóng, bị tấn công tin học : drone Patroller do tập đoàn SAFRAN, con chim đầu đàn của Pháp trong các lĩnh vực từ hàng không không gian, quốc phòng chế tạo, có lo bị tin tặc kiểm soát hay không ? Giám đốc chương trình SDT lạc quan trả lời :
« Nguy cơ drone này bị hacking thì không. Tuy nhiên trong trường hợp có quá nhiều sự cố hay bị nhiễu sóng chiếc Patroller tự động quay về căn cứ. Chúng tôi không lo rủi ro mất kiểm soát loại drone này ».
Drone Patroller trong khuôn khổ chương trình chế tạo drone chiến thuật SDT là một sản phẩm mới sắp được chuyển giao cho lực lượng Bộ Binh và đã có hợp đồng để trang bị cho Hy Lạp, một thành viên Liên Âu và NATO.
Nanotrack
Chính trong thời đại công nghệ kỹ thuật số và công nghệ thông tin càng lúc càng chiếm một vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột, và nhất là xung đột cường độ cao, như Emmanuel Chiva thuộc bộ Quân Lực Pháp ghi nhận, thì những công nghệ cho phép thu ngắn nhất thời gian thu thập và chuyển tải những thông tin lại càng đóng vai trò trọng yếu. Chính vì vậy mà ở gian trưng bày NANOTRACK, Jean Yves Cadorel đại diện cho tập đoàn 3ZA Engineering, giới thiệu về một « sản phẩm mới ». Công ty có trụ sở tại thành phố Orléans, nằm trên dòng sông Loire, miền tây nước Pháp. Trong tủ kính trưng bày của hãng này, có những thiết bị chỉ bằng hai ngón tay thế nhưng tổng giám đốc của hãng Jean Yves Cadorel giải thích nhờ công nghệ Golden Modulation, mỗi thiết bị nhỏ xíu phát sóng đi xa đến « hàng trăm cây số » thay vì chỉ vài chục cây số như hiện tại và công nghệ mới này đang trong giai đoạn « thử nghiệm », chừng 12 tháng nữa sẽ được thương mại hóa.
« Về mức tự chủ thì đây là công nghệ chỉ cần có ¼ watt để phát đi hay thu thập thông tin cách xa hàng trăm cây số. Đây là những vật thể rất nhỏ cho phép chúng ta cấy những con bọ để thu thập thông tin cũng như là những thiết bị để phát đi những thông tin vừa nhận được. Golden Modulation là công nghệ rất hiệu quả trong việc trao đổi thông tin ở những vị trí cách nhau rất, rất xa (trong tương lai là 360 km thay vì 40km như hiện tại), đây là một công nghệ an toàn ở chỗ không sợ bị đối phương làm nhiễu sóng. Chính vì thế mà công nghệ mới này hoàn toàn có chỗ đứng trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khai thác Golden Molulation trong các mục tiêu dân sự, thí dụ như là để giám sát mực nước sông ngòi, đề phòng các vụ cháy rừng, hay trong mục tiêu bảo vệ môi trường … »
AI và công tác bảo vệ an ninh quân sự
Nói về những sản phẩm « lưỡng dụng » phục vụ cả trong các sinh hoạt dân sự và quân sự, công ty khởi nghiệp XXII -22 của François Mattens mới vừa hoạt động từ 2015 và trụ sở tại Paris vừa giành được một hợp đồng với bên bộ Quân Lực Pháp để tăng cường an ninh cho các căn cứ quân sự của Pháp.
« Trong lĩnh vực dân sự hiện có hai thí dụ cụ thể : một là chúng tôi sử dụng trí tuệ nhân tạo để quan sát lượng khách ra vào các trung tâm thương mại, các cửa hàng, thời điểm nào đông người nhất. Khách hàng ở lại trong hiệu bao nhiêu lâu, họ chú ý đến những mặt hàng nào … Đó là những thông tin cho phép nắm bắt thị hiếu của khách hàng chính xác hơn và thích nghi với các sở thích của người tiêu dùng… Một thí dụ thứ nhì là AI được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Ảnh và video thu được cho phép nâng cao năng suất của một số nhà máy sản xuất.
Trong lĩnh vực quân sự, công ty vừa ký hợp đồng với Bộ Quân Lực để bảo vệ một số cơ sở của quân đội. Đây là nơi có hàng trăm km hàng rào, có vài chục camera giám sát. Tất cả những hình ảnh thu được từ camera cần phải được phân tích. Sức người không làm xuể. Nếu như chúng ta sử dụng trí tuệ nhân tạo, thì tất cả những hình ảnh đó đều được phân tích một cách trực tiếp. Như vậy mọi hiện tượng khả nghi hay bất thường đều sẽ được phát hiện ngay. Các bên liên quan như vậy có thể thẩm định về mức độ rủi ro và nhất là phải phản ứng như thế nào trước hoàn cảnh đó ».
Chiến tranh Ukraina và Eurosatory
Điểm nhấn của hội chợ Eurosatory năm nay là công nghệ kết nối, công nghệ robot. Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina mà theo các giới quan sát, gần 1/3 lãnh thổ nước này đã bị Nga gài mìn, ông Joachim Marais đại diện cho tổ chức mang tên CAPACITES, trực thuộc Đại Học Nantes đã mang robot gỡ mìn đến triển lãm.
« Đây là loại robot RSM để dò mìn, gắn rất nhiều những cảm biến ở phía trước để phát hiện những vật thể bị chôn dưới mặt đất, xác định xem đấy có phải là mìn hay không và chỉ một khi có thông tin rằng vật thể liên quan là mìn, thì nhân viên phá miền mới can thiệp. Cái mới ở đây là khả năng phân tích của robot từ những thông tin thu thập được nhờ các hệ thống radar, và camera gắn trong thân robot. Điều đó có nghĩa rằng đây là công cụ cho phép tăng cường đáng kể mức độ bảo đảm an toàn cho con người »
Phần mềm phát hiện vết nứt bên trong áo chống đạn
Bảo vệ an toàn, và sinh mạng cho các quân nhân, cho nhân viên phục vụ trên chiến trường cũng là mục tiêu của Sensein. Công ty hoạt động tại Caudan, vùng Bretagne, tây bắc nước Pháp mang một công nghệ mới đến hội chợ Eurosatory2024. Morgann Jacob chịu trách nhiệm về dự án dùng hệ thống liên lạc NFC để phát hiện những vết nứt ở bên trong áo chống đạn. Anh giải thích :
« Hiện tại phương tiện duy nhất để phát hiện xem rằng những tấm vật liệu gốm ở bên trong báo chống đạn có bị vỡ, nứt hay không là phải đưa tất cả chúng về một nơi có trang bị máy X quang. Điều đó tốn kém về thời gian và đòi hỏi một số phương tiện và cũng sẽ là rất bất tiện trên chiến trường … Với công nghệ mới, ở bất cứ nơi nào, chúng ta có thể phát hiện áo chống đạn có bị hư hại gì ở bên trong nay không, đơn giản là chúng tôi sử dụng hệ thống liên lạc NFC và một phần mềm. Chị thấy đây này : trong chưa đầy 10 giây, chúng ta phát hiện là chiếc áo này không bị hư hại ở bên trong, tức là có mức độ an toàn tốt. Trái lại chiếc áo phía bên kia thì không, do tấm gốm ở bên trong đã bị nứt » …
Một phát minh khác trong khu triển lãm của bộ Quân Lực Pháp năm này là xe máy Quad de Renseignement furtif -được sử dụng trong công tác thu thập thông tin tại các vùng chiến sự. Mô-tơ của xe vừa dùng điện và xăng. Đây là một phát minh của đại tá Nicolas. Ông rất tự hào giải thích, nhờ công nghệ mới này mà xe máy được xếp vào loại xe « tàng hình » do ít gây tiếng ồn, không thu thút chú ý của đối phương.
Vào lúc trên toàn thế giới đang diễn ra 59 cuộc xung đột vũ trang, 28 trong số ấy đang hoành hành tại châu Phi, nhưng cộng đồng quốc tế tập trung nhiều vào xung đột tại Gaza và nhất là vào cuộc chiến ở Ukraina. Trong cuộc xung đột này, Mỹ và châu Âu không ngừng cung cấp vũ khí, đạt dược và các hệ thống phòng thủ cho Ukraina. Chính vì thế mà ở khu triển lãm các hệ thống pháo tự hành Caesar của Pháp, Leopard của Đức lúc nào cũng đông kín người. Tương tự như vậy gian trưng bày xe tăng và thiết giáp của Pháp lớp Scorpion với những loại như Jaguar, Serval hay Griffon cũng rất được chiếu cố.
72 episodi
Tutti gli episodi
×Benvenuto su Player FM!
Player FM ricerca sul web podcast di alta qualità che tu possa goderti adesso. È la migliore app di podcast e funziona su Android, iPhone e web. Registrati per sincronizzare le iscrizioni su tutti i tuoi dispositivi.