13,856 subscribers
Vai offline con l'app Player FM !
Paralympic Paris 2024 : Trận đấu cuối cùng của vận động viên Pháp gốc Việt Bopha Kong
Manage episode 430544748 series 130291
Mất đi đôi tay trong một tai nạn vào năm 18 tuổi, Bopha Kong đã nhanh chóng vực dậy, dấn thân vào Para Taekwondo, môn thể thao dành cho người khuyết tật. Từ hai chục năm qua, vận động viên Pháp gốc Việt gần như không bỏ sót bục trao huân chương của các giải đấu lớn nào, với 3 lần vô địch thế giới, 3 lần vô địch châu Âu. Bopha Kong cũng là một trong những vận động viên Para Taekwondo đại diện Pháp thi đấu Paralympic 2024 (Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật).
Sinh ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, Bopha Kong đến Pháp cùng gia đình từ năm 3 tuổi. Anh lớn lên tại Gonesse, vùng Val d’Oise, ngoại ô thủ đô Paris. Và cũng chính tại đây, vào năm 18 tuổi, một tai nạn xảy ra. Những thanh niên trong khu phố đã tự chế bom và để vào tay của anh! Bopha đã được đưa đến bệnh viện, trải qua 6 tháng điều trị và phục hồi, nhưng đã vĩnh viễn mất đi đôi tay. Những vết sẹo trong vụ tai nạn đó cho đến nay vẫn hiện hữu trên cơ thể anh.
Vốn yêu thích thể thao, trước vụ tai nạn, Bopha đã là một “võ sĩ” quyền anh và tập luyện các môn thể thao đối kháng khác. Sau khi mất đôi tay, anh đã nhanh chóng tìm hiểu Taekwondo, môn thể thao chủ yếu dùng chân. Bopha cho biết ban đầu không hề đặt ra mục tiêu thi đấu, mà chỉ tham gia những buổi tập luyện tại CLB CKF Bondy. Năng lực của anh dần được chứng tỏ và Bopha đã nhanh chóng trở thành vận động viên chuyên nghiệp, giành chiếc huy chương vàng đầu tiên tại Giải vô địch thế giới Para Taekwondo vào năm 2010 tại Saint-Pétersbourg ở hạng cân 58 kg (A8).
Ở tuổi 43, tên của Bopha Kong gần như xuất hiện trên khắp các bục trao huân chương, với 4 lần vô địch thế giới, 3 lần vô địch châu Âu, chưa kể những huy chương bạc và đồng khác.
Para Taekwondo lần đầu tiên được đưa vào Thế Vận Hội Paralympic Tokyo 2020 và tiếp tục nằm trong danh sách thi đấu tại Thế Vận Hội Paralympic Paris 2024 (29/08-08/09/2024). Mục tiêu của Bopha là giành tấm huy chương cao quý nhất, không chỉ cho đội tuyển Pháp, mà còn cho cá nhân anh, để khép lại bảng thành tích vàng trong sự nghiệp thể thao của mình.
Các trận đấu sẽ được tổ chức tại Grand Palais, trung tâm thủ đô của Pháp, từ ngày 29/08. Thông thường, trận đấu diễn ra trong ba hiệp, mỗi hiệp 2 phút, nghỉ một phút. Vận động viên ghi điểm cho mỗi cú đá vào ngực của đối phương. Để giành chiến thắng thì phải dẫn trước 20 điểm hoặc là người đầu tiên ghi được 40 điểm, hoặc có nhiều điểm hơn đối thủ khi kết thúc 6 phút thi đấu.
Đối với các vận động viên khuyết tật, được xếp loại K43 và K44, tức là tùy theo mức độ khuyết tật, chẳng hạn như mất một tay hoặc mất cả hai tay. Các vận động viên có cùng mức độ khuyết tật thi đấu cùng nhau, nhưng kể từ Thế Vận Hội Tokyo 2020, quy định này đã thay đổi và gộp cả K43 và K44. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Bopha Kong, vì có thể anh sẽ gặp bất lợi nếu đối thủ có mức độ khuyết tật nhẹ hơn, nhưng anh khẳng định sẽ làm mọi cách có thể, dùng những chiến thuật khác để giành được chiếc huy chương Paralympic mà anh vẫn thiếu trong bộ sưu tập huy chương của mình.
RFI Tiếng Việt đã có dịp gặp gỡ và phỏng vấn Bopha Kong sau một buổi tập luyện tại Viện thể thao quốc gia Pháp – INSEP, ở Vincennes, ngoại ô Paris, nơi anh chuẩn bị thể lực cho mỗi trận đấu từ hơn chục năm qua.
Xin cảm ơn Bopha Kong đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt.
Anh có thể cho biết thêm về vụ tai nạn xảy ra cách đây hơn hai chục năm, và điều gì khiến anh có thể vực dậy, nhiều lần đoạt danh hiệu vô địch Para Taekwondo như hiện nay ?
Bopha Kong : “Vụ tai nạn đó đúng là đã để lại nhiều hậu quả. Không chỉ đôi tay, mà đầu gối của tôi cũng bị ảnh hưởng, cả khuỷa tay nữa, đã bị bỏng nặng. Những vết sẹo đó vẫn theo tôi, nhưng tôi chung sống với chúng, tôi tập luyện thể thao cùng với chúng. Dù có khó khăn nhưng tôi làm mọi cách có thể. Tôi cho rằng khi một chuyện khó khăn nào xảy ra, vượt qua được thì đó mới là điều quan trọng, là điều đẹp đẽ nhất trong cuộc sống. Tôi luôn được dạy là hãy sống với những gì mình có và làm những gì khiến mình hài lòng.”
Gia đình anh đã rời Việt Nam, từ khi còn nhỏ, qua Cam Bốt rồi mới qua Pháp, và anh được đặt tên theo tiếng Khmer. Anh nghĩ thế nào về cái tên này ?
Bopha Kong : Đó là tên mà bố tôi đặt cho tôi, theo tiếng Khmer. Ba mẹ tôi đều là người Việt Nam, họ đặt cho tôi tên Cam Bốt và tôi chấp nhận nó. Cho dù Bopha trong tiếng Khmer là tên con gái, có nghĩa là bông hoa. Tôi nghĩ rằng cái tên này có nhiều ý nghĩa. Tôi cũng rất yêu thích các loài hoa, cây cỏ, hoặc tất cả những thứ liên quan đến thiên nhiên. Bởi vì chúng rất nhạy cảm, cần phải được chăm sóc, tưới tắm, nếu không chúng sẽ chết và tôi thấy là bản thân tôi cũng có sự nhạy cảm đó. Taekwondo là một môn thể thao đối kháng, đụng chạm nhau, khá bạo lực, nhưng tôi nghĩ nó cũng có tính nhạy cảm. Môn thể thao này không chỉ là những cú đụng chạm, mà còn dạy tôi rất nhiều giá trị, đã tạo lên con người tôi ngày nay, khiến tôi trở nên tự tin, tin vào chính mình và chấp nhận khiếm khuyết của cơ thể.
Với 3 lần vô địch thế giới, 3 lần vô địch châu Âu, đối với anh, trở thành nhà vô địch có ý nghĩa gì ?
Bopha Kong : Đối với tôi, giành được huy chương đúng là tuyệt vời thật và càng tuyệt vời hơn khi giành chức vô địch châu Âu, vô địch Pháp, vô địch thế giới …vv, nhưng thành thật mà nói, đối với tôi, nhà vô địch trước hết mang tính nhân văn. Tính cách hay cách hành xử của con người quan trọng hơn. Một nhà vô địch phải truyền được cảm hứng cho những người khác, cho những người trẻ. Đó là một kỳ thi cần vượt qua khi giành được chiến thắng. Tôi luôn nghĩ rằng mình có trách nhiệm trao cơ hội, truyền cảm hứng cho những người khuyết tật, khiến họ tin vào bản thân mình. Trở thành nhà vô địch đồng nghĩa với việc làm gương, khuyến khích mọi người tin vào khả năng của mình và có thể tìm ra con đường của chính mình.”
Khi nói về việc truyền cảm hứng cho giới trẻ, thông điệp của anh dành cho họ là gì ?
Bopha Kong : Tôi hy vọng rằng những người trẻ sẽ tìm được con đường của chính mình, dù là trong thể thao hay trong những lĩnh vực khác, có thể là nghệ thuật hay nghiên cứu. Điều quan trọng là họ tìm ra con đường của mình, với niềm đam mê và nỗ lực, cố gắng 100 %. Mỗi người có trình độ riêng để thành công và điều quan trọng là phải cố gắng làm điều đó.
Trong kỳ Paralympic sắp tới, anh chuẩn bị như thế nào, nhất là với quy định mới có thể khiến anh gặp bất lợi trước đối thủ không cân xứng?
Bopha Kong : Trong bộ sưu tập huy chương của mình, tôi vẫn thiếu chiếc huy chương Thế Vận Hội Paralympic và tôi sẽ làm mọi cách để có được nó, để kết thúc sự nghiệp của mình, để có thể cảm nhận được thời khắc trên bục vinh quang. Tôi biết rằng tôi sẽ làm hết sức có thể để thành công. Không ai nói trước được tương lai, dù tôi có dành được huy chương hay không thì tôi cũng sẽ đưa ra quyết định của mình. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ nghỉ hưu, khép lại sự nghiệp vận động viên và đưa ra những thử thách mới. Nhưng nếu giành được chiến thắng sẽ là điều lý tưởng nhất, là phần thưởng lớn nhất giành cho tôi để kết thúc sự nghiệp của mình
Sau kỳ Paralympic, anh đã có dự định gì trong tương lai hay chưa?
Bopha Kong : Hiện tôi đã 43 tuổi, tôi đã theo môn Taekwondo từ hơn 20 năm qua. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi phải ra quyết định, nhất là cho sức khoẻ của mình, bên cạnh những vết thương, những vết sẹo vốn có. Tôi nghĩ là ý định nghỉ thi đấu của tôi sau kỳ Paralympic này chắc chắn đến 98 99 %, nhưng tôi cũng không thể nói trước được tương lai.
Hiện tôi có một vài ý tưởng, có thể tôi sẽ bắt đầu chuyển sang làm huấn luyện viên, hoặc thử sức với một môn thể thao khác, ít bạo lực hơn, ít tác động đến cơ thể hơn, ví dụ như môn bắn cung. Vợ tôi là người Việt Nam và hiện vẫn còn nhiều liên lạc ở Việt Nam, tôi cũng rất mong trở về Việt Nam. Trước tiên là đi du lịch, sau đó xem mình có thể làm gì tại đất nước mà tôi được sinh ra. Hiện Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và cũng có nhiều người cần sự giúp đỡ, giúp họ tìm ra con đường của mình, truyền cảm hứng cho họ qua câu chuyện của tôi, chứ không hẳn là giúp đỡ về tài chính.
Tôi cũng có nhiều ý tưởng khác nhưng tôi không muốn đưa ra quyết định ngay bây giờ, vì lúc này phải tập trung vào Thế Vận Hội Paralympic.
***
RFI xin chân thành cảm ơn Bopha Kong, vận động viên Para Taekwondo, hiện cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn thể thao của thành phố Seine Saint Denis, ngoại ô Paris, Pháp/
67 episodi
Manage episode 430544748 series 130291
Mất đi đôi tay trong một tai nạn vào năm 18 tuổi, Bopha Kong đã nhanh chóng vực dậy, dấn thân vào Para Taekwondo, môn thể thao dành cho người khuyết tật. Từ hai chục năm qua, vận động viên Pháp gốc Việt gần như không bỏ sót bục trao huân chương của các giải đấu lớn nào, với 3 lần vô địch thế giới, 3 lần vô địch châu Âu. Bopha Kong cũng là một trong những vận động viên Para Taekwondo đại diện Pháp thi đấu Paralympic 2024 (Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật).
Sinh ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, Bopha Kong đến Pháp cùng gia đình từ năm 3 tuổi. Anh lớn lên tại Gonesse, vùng Val d’Oise, ngoại ô thủ đô Paris. Và cũng chính tại đây, vào năm 18 tuổi, một tai nạn xảy ra. Những thanh niên trong khu phố đã tự chế bom và để vào tay của anh! Bopha đã được đưa đến bệnh viện, trải qua 6 tháng điều trị và phục hồi, nhưng đã vĩnh viễn mất đi đôi tay. Những vết sẹo trong vụ tai nạn đó cho đến nay vẫn hiện hữu trên cơ thể anh.
Vốn yêu thích thể thao, trước vụ tai nạn, Bopha đã là một “võ sĩ” quyền anh và tập luyện các môn thể thao đối kháng khác. Sau khi mất đôi tay, anh đã nhanh chóng tìm hiểu Taekwondo, môn thể thao chủ yếu dùng chân. Bopha cho biết ban đầu không hề đặt ra mục tiêu thi đấu, mà chỉ tham gia những buổi tập luyện tại CLB CKF Bondy. Năng lực của anh dần được chứng tỏ và Bopha đã nhanh chóng trở thành vận động viên chuyên nghiệp, giành chiếc huy chương vàng đầu tiên tại Giải vô địch thế giới Para Taekwondo vào năm 2010 tại Saint-Pétersbourg ở hạng cân 58 kg (A8).
Ở tuổi 43, tên của Bopha Kong gần như xuất hiện trên khắp các bục trao huân chương, với 4 lần vô địch thế giới, 3 lần vô địch châu Âu, chưa kể những huy chương bạc và đồng khác.
Para Taekwondo lần đầu tiên được đưa vào Thế Vận Hội Paralympic Tokyo 2020 và tiếp tục nằm trong danh sách thi đấu tại Thế Vận Hội Paralympic Paris 2024 (29/08-08/09/2024). Mục tiêu của Bopha là giành tấm huy chương cao quý nhất, không chỉ cho đội tuyển Pháp, mà còn cho cá nhân anh, để khép lại bảng thành tích vàng trong sự nghiệp thể thao của mình.
Các trận đấu sẽ được tổ chức tại Grand Palais, trung tâm thủ đô của Pháp, từ ngày 29/08. Thông thường, trận đấu diễn ra trong ba hiệp, mỗi hiệp 2 phút, nghỉ một phút. Vận động viên ghi điểm cho mỗi cú đá vào ngực của đối phương. Để giành chiến thắng thì phải dẫn trước 20 điểm hoặc là người đầu tiên ghi được 40 điểm, hoặc có nhiều điểm hơn đối thủ khi kết thúc 6 phút thi đấu.
Đối với các vận động viên khuyết tật, được xếp loại K43 và K44, tức là tùy theo mức độ khuyết tật, chẳng hạn như mất một tay hoặc mất cả hai tay. Các vận động viên có cùng mức độ khuyết tật thi đấu cùng nhau, nhưng kể từ Thế Vận Hội Tokyo 2020, quy định này đã thay đổi và gộp cả K43 và K44. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Bopha Kong, vì có thể anh sẽ gặp bất lợi nếu đối thủ có mức độ khuyết tật nhẹ hơn, nhưng anh khẳng định sẽ làm mọi cách có thể, dùng những chiến thuật khác để giành được chiếc huy chương Paralympic mà anh vẫn thiếu trong bộ sưu tập huy chương của mình.
RFI Tiếng Việt đã có dịp gặp gỡ và phỏng vấn Bopha Kong sau một buổi tập luyện tại Viện thể thao quốc gia Pháp – INSEP, ở Vincennes, ngoại ô Paris, nơi anh chuẩn bị thể lực cho mỗi trận đấu từ hơn chục năm qua.
Xin cảm ơn Bopha Kong đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt.
Anh có thể cho biết thêm về vụ tai nạn xảy ra cách đây hơn hai chục năm, và điều gì khiến anh có thể vực dậy, nhiều lần đoạt danh hiệu vô địch Para Taekwondo như hiện nay ?
Bopha Kong : “Vụ tai nạn đó đúng là đã để lại nhiều hậu quả. Không chỉ đôi tay, mà đầu gối của tôi cũng bị ảnh hưởng, cả khuỷa tay nữa, đã bị bỏng nặng. Những vết sẹo đó vẫn theo tôi, nhưng tôi chung sống với chúng, tôi tập luyện thể thao cùng với chúng. Dù có khó khăn nhưng tôi làm mọi cách có thể. Tôi cho rằng khi một chuyện khó khăn nào xảy ra, vượt qua được thì đó mới là điều quan trọng, là điều đẹp đẽ nhất trong cuộc sống. Tôi luôn được dạy là hãy sống với những gì mình có và làm những gì khiến mình hài lòng.”
Gia đình anh đã rời Việt Nam, từ khi còn nhỏ, qua Cam Bốt rồi mới qua Pháp, và anh được đặt tên theo tiếng Khmer. Anh nghĩ thế nào về cái tên này ?
Bopha Kong : Đó là tên mà bố tôi đặt cho tôi, theo tiếng Khmer. Ba mẹ tôi đều là người Việt Nam, họ đặt cho tôi tên Cam Bốt và tôi chấp nhận nó. Cho dù Bopha trong tiếng Khmer là tên con gái, có nghĩa là bông hoa. Tôi nghĩ rằng cái tên này có nhiều ý nghĩa. Tôi cũng rất yêu thích các loài hoa, cây cỏ, hoặc tất cả những thứ liên quan đến thiên nhiên. Bởi vì chúng rất nhạy cảm, cần phải được chăm sóc, tưới tắm, nếu không chúng sẽ chết và tôi thấy là bản thân tôi cũng có sự nhạy cảm đó. Taekwondo là một môn thể thao đối kháng, đụng chạm nhau, khá bạo lực, nhưng tôi nghĩ nó cũng có tính nhạy cảm. Môn thể thao này không chỉ là những cú đụng chạm, mà còn dạy tôi rất nhiều giá trị, đã tạo lên con người tôi ngày nay, khiến tôi trở nên tự tin, tin vào chính mình và chấp nhận khiếm khuyết của cơ thể.
Với 3 lần vô địch thế giới, 3 lần vô địch châu Âu, đối với anh, trở thành nhà vô địch có ý nghĩa gì ?
Bopha Kong : Đối với tôi, giành được huy chương đúng là tuyệt vời thật và càng tuyệt vời hơn khi giành chức vô địch châu Âu, vô địch Pháp, vô địch thế giới …vv, nhưng thành thật mà nói, đối với tôi, nhà vô địch trước hết mang tính nhân văn. Tính cách hay cách hành xử của con người quan trọng hơn. Một nhà vô địch phải truyền được cảm hứng cho những người khác, cho những người trẻ. Đó là một kỳ thi cần vượt qua khi giành được chiến thắng. Tôi luôn nghĩ rằng mình có trách nhiệm trao cơ hội, truyền cảm hứng cho những người khuyết tật, khiến họ tin vào bản thân mình. Trở thành nhà vô địch đồng nghĩa với việc làm gương, khuyến khích mọi người tin vào khả năng của mình và có thể tìm ra con đường của chính mình.”
Khi nói về việc truyền cảm hứng cho giới trẻ, thông điệp của anh dành cho họ là gì ?
Bopha Kong : Tôi hy vọng rằng những người trẻ sẽ tìm được con đường của chính mình, dù là trong thể thao hay trong những lĩnh vực khác, có thể là nghệ thuật hay nghiên cứu. Điều quan trọng là họ tìm ra con đường của mình, với niềm đam mê và nỗ lực, cố gắng 100 %. Mỗi người có trình độ riêng để thành công và điều quan trọng là phải cố gắng làm điều đó.
Trong kỳ Paralympic sắp tới, anh chuẩn bị như thế nào, nhất là với quy định mới có thể khiến anh gặp bất lợi trước đối thủ không cân xứng?
Bopha Kong : Trong bộ sưu tập huy chương của mình, tôi vẫn thiếu chiếc huy chương Thế Vận Hội Paralympic và tôi sẽ làm mọi cách để có được nó, để kết thúc sự nghiệp của mình, để có thể cảm nhận được thời khắc trên bục vinh quang. Tôi biết rằng tôi sẽ làm hết sức có thể để thành công. Không ai nói trước được tương lai, dù tôi có dành được huy chương hay không thì tôi cũng sẽ đưa ra quyết định của mình. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ nghỉ hưu, khép lại sự nghiệp vận động viên và đưa ra những thử thách mới. Nhưng nếu giành được chiến thắng sẽ là điều lý tưởng nhất, là phần thưởng lớn nhất giành cho tôi để kết thúc sự nghiệp của mình
Sau kỳ Paralympic, anh đã có dự định gì trong tương lai hay chưa?
Bopha Kong : Hiện tôi đã 43 tuổi, tôi đã theo môn Taekwondo từ hơn 20 năm qua. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi phải ra quyết định, nhất là cho sức khoẻ của mình, bên cạnh những vết thương, những vết sẹo vốn có. Tôi nghĩ là ý định nghỉ thi đấu của tôi sau kỳ Paralympic này chắc chắn đến 98 99 %, nhưng tôi cũng không thể nói trước được tương lai.
Hiện tôi có một vài ý tưởng, có thể tôi sẽ bắt đầu chuyển sang làm huấn luyện viên, hoặc thử sức với một môn thể thao khác, ít bạo lực hơn, ít tác động đến cơ thể hơn, ví dụ như môn bắn cung. Vợ tôi là người Việt Nam và hiện vẫn còn nhiều liên lạc ở Việt Nam, tôi cũng rất mong trở về Việt Nam. Trước tiên là đi du lịch, sau đó xem mình có thể làm gì tại đất nước mà tôi được sinh ra. Hiện Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và cũng có nhiều người cần sự giúp đỡ, giúp họ tìm ra con đường của mình, truyền cảm hứng cho họ qua câu chuyện của tôi, chứ không hẳn là giúp đỡ về tài chính.
Tôi cũng có nhiều ý tưởng khác nhưng tôi không muốn đưa ra quyết định ngay bây giờ, vì lúc này phải tập trung vào Thế Vận Hội Paralympic.
***
RFI xin chân thành cảm ơn Bopha Kong, vận động viên Para Taekwondo, hiện cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn thể thao của thành phố Seine Saint Denis, ngoại ô Paris, Pháp/
67 episodi
Tutti gli episodi
×Benvenuto su Player FM!
Player FM ricerca sul web podcast di alta qualità che tu possa goderti adesso. È la migliore app di podcast e funziona su Android, iPhone e web. Registrati per sincronizzare le iscrizioni su tutti i tuoi dispositivi.