Vai offline con l'app Player FM !
Apollo 11: Bước tiến nhân loại hay bước ngoặt "Tin giả"?
Manage episode 238249513 series 1455065
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt lịch sử « tin giả » hay là bước tiến nhân loại ?
Apollo 11 : Sản phẩm kiểu Hollywood của NASA?
Ngược dòng thời gian, ngày 21/07/1969, chính xác là vào lúc 2 giờ 56, giờ quốc tế, phi hành gia người Mỹ, Neil Armstrong đã đặt chân lên Mặt trăng. Người ta còn nghe được thông điệp của Amrstrong gởi về Trái Đất : « Một bước đi nhỏ của một người, nhưng một bước nhảy vọt cho nhân loại ».
Câu nói này trở nên bất hủ. Nhưng cũng trong vòng 50 năm đó, nhiều người vẫn tin rằng « Người Mỹ chưa bao giờ đặt chân lên Mặt trăng » và đó chỉ là « tin giả ». Từ những năm 1970, thuyết về « tin giả » tiếp tục lan truyền. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học còn giúp lời đồn đại này lan rộng nhanh chóng.
Trên nhiều trang mạng, người ta có thể tìm thấy các thông tin cho rằng chương trình Apollo 11 chỉ là chuyện viễn tưởng được Hoa Kỳ dàn dựng hoàn toàn để « thắng » cuộc đua không gian với Liên Xô. Người ta không tin rằng NASA thời kỳ ấy có đủ khả năng thực hiện một kỳ tích công nghệ như thế.
Năm 1974, hai năm sau khi chương trình Mặt trăng của Mỹ kết thúc, nhà văn Bill Kaysing phát hành tập sách « Chúng ta chưa bao giờ đi trên Mặt trăng : Cú lừa đảo trị giá 30 tỷ đô la của Mỹ ». Trong tập sách, tác giả cho rằng có nhiều « điểm không rõ ràng » trong các bức ảnh của NASA. Cờ Mỹ bay phấp phới trong gió trong khi Mặt trăng không có khí quyển, thiếu ánh sao trời hay như các thiết bị không gian đáp xuống Mặt trăng nhưng không tạo thành hố đất…
Từ những quan sát đơn giản này, ông Bill Kaysing đi đến kết luận rằng những hình ảnh về Apollo 11 đã được quay tại một căn cứ quân sự bí mật, nằm trong vùng sa mạc Nevada, với những hiệu quả đặc biệt của Hollywood, tương tự như trong phim « 2001: A Space Odyssey » của đạo diễn Stanley Kubrick, phát hành năm 1968. Bản thân ông Kubrick cũng bị nghi ngờ đã hợp tác với NASA. Nhất là những người tin vào thuyết đồng mưu luôn tự hỏi : Vì sao từ đó đến nay không có người nào trở lại Mặt trăng ?
Bước ngoặt của « Fake News »
Giải thích với AFP, ông Didier Desormeaux, đồng tác giả tập sách « Thuyết âm mưu, giải mã và hành động » (nhà xuất bản Reseau Canope, năm 2017) cho rằng sự kiện thu hút sự quan tâm của những người nghi ngờ là do tầm mức quan trọng của sự kiện : « Giai đoạn này của quá trình chinh phục không gian là một trong những sự kiện trọng đại cho nhân loại. Thái độ nghi ngờ sự việc làm lung lay các nền tảng cơ bản của ngành khoa học và quá trình chinh phục thiên nhiên của con người ».
Trên thực tế, « Apollo 11 » chưa phải là nạn nhân đầu tiên của thuyết âm mưu. Vụ ám sát J.F. Kennedy năm 1963 hay các câu chuyện về các vật thể bay không xác định đã là đối tượng của nhiều thuyết âm mưu khác. Nhưng theo ông Didier Desormeaux, điều mới và đáng chú ý làm cho sự kiện « Apollo 11 » trở thành một « bước ngoặt » trong lịch sử « fake news » nằm ở điểm « tin đồn này dựa trên việc giải mã kỹ lưỡng mọi chỉ dấu điện ảnh xác định được trên các bức ảnh do NASA cung cấp ».
Luc Mary, sử gia về các ngành khoa học, trả lời RFI, lưu ý thêm : chính bối cảnh Chiến Tranh Lạnh là cội nguồn của mọi sự tranh cãi « hư thực » về cuộc đổ bộ không gian lịch sử này :
« Bước đi trên Mặt trăng còn là bước đi của một người Mỹ trên Mặt trăng. Sự kiện thừa nhận thành công của một quốc gia này đối với một quốc gia khác, của một hệ tư tưởng này với một hệ tư tưởng khác. Một cách chính xác, đây là một thắng lợi của Hoa Kỳ trước Liên Xô.
Nước Mỹ đã phục thù sau 12 năm đối đầu với Liên Xô. Từ năm 1957, Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa vệ tinh và người lên quỹ đạo. Liên Xô cũng là quốc gia đầu tiên tiến hành các hoạt động không gian ngoài phi thuyền.
Đấy thật sự là một cuộc đọ sức gay gắt. Và đó còn là một chiến thắng của phe Tư bản đối với phe Cộng sản. Một thắng lợi của những người theo Cơ đốc giáo, tức niềm tin Công giáo - đừng quên là người Mỹ tuyên thệ trên kinh thánh - với chủ nghĩa duy vật vô thần »
Việc chọn Mặt trăng là một đối tượng để chinh phục cho thấy rõ thiện chí chính trị của chính quyền Washington thời bấy giờ. Quyết định chiến lược này của Mỹ đã được thể hiện rõ trong bài diễn văn ấn tượng của ông J.F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, năm 1961 :
« Tại sao người ta nói nhiều về Mặt trăng ? Tại sao lại chọn Mặt trăng như là mục tiêu của chúng ta ? Họ còn có thể hỏi rằng tại sao phải leo lên những đỉnh cao nhất ? Chúng ta chọn đi đến Mặt trăng. Chúng ta chọn lên Mặt trăng trong thập niên này và hoàn thành nhiều mục tiêu khác nữa, không phải vì đó là điều dễ thực hiện, mà chính bởi vì chúng khó. Bởi vì mục đích này sẽ giúp tổ chức và huy động những nguồn lực và công nghệ tốt nhất của chúng ta. »
Phản biện « Fake news »
Bất chấp các nỗ lực của giới khoa học, những hoài nghi và những lời đồn đại vẫn sống mãi theo thời gian. Vào thời điểm phi thuyền đáp xuống Mặt trăng, tại Mỹ, gần 5% số người được hỏi không tin sự việc. Tỷ lệ này giờ tăng lên là 6%.
Tại Pháp, theo một thăm dò mới nhất do Quỹ Jean-Jaures thực hiện cách đây vài tháng, có đến 16% số người được hỏi tin rằng NASA đã ngụy tạo bằng chứng và các hình ảnh phi thuyền « Apollo 11 » đáp xuống Mặt trăng, cũng như những bước đi đầu tiên của Neil Armstrong ngày 21/07/1969.
Còn tại Anh, trong một thăm dò năm 2009, tỷ lệ này là 25%.Và không phải ngẫu nhiên người Nga là những người hoài nghi nhiều nhất. Thăm dò thực hiện trong năm 2018 cho biết có đến 57% số người Nga được hỏi không tin vào sự kiện này. Vào thời điểm diễn ra sự kiện, tờ báo Nga Pravda đã không tường thuật trung thực sự việc.
Trên thực tế, từ năm 1969 đến 1972, NASA đã thực hiện 6 chuyến thám hiểm Mặt trăng, thu thập hơn 380 kg mẫu đá để phân tích. Năm 2002, NASA đã đặt viết quyển sách nhằm phản bác từng luận điểm một của những người đưa ra thuyết âm mưu. Tuy nhiên, NASA đã từ bỏ ý định này vì không muốn tạo cho họ nhiều cơ hội tấn công. Cơ quan Không gian của Mỹ khi ấy chỉ tập trung giải đáp một số điểm cụ thể.
Trong số này, việc trưng ra các bằng chứng vật chất nhằm xác nhận sự hiện diện của người Mỹ trên Mặt trăng năm đó cũng là điều hiển nhiên, như giải thích của ông Luc Mary :
« Còn có những thiết bị như máy đo địa chấn, các tấm phản chiếu laser để đo khoảng cách giữa bề mặt Trái Đất và Mặt trăng. Đương nhiên còn có cả phần bệ đỡ của phi thuyền. Người ta ước tính có khoảng 180 tấn các vật dụng, các thiết bị nghiên cứu do con người chế tạo được để lại trên Mặt trăng. »
Để thực hiện thành công nhiệm vụ Apollo 11, NASA đã tuyển dụng đến hàng trăm nghìn nhân viên và tiêu tốn của chính phủ đến 150 tỷ đô la. Một chi tiết quan trọng đối với nhiều nhà toán học nhằm phản bác lại các lập luận của những người tin vào thuyết âm mưu.
Anh David Robert Grimes, tiến sĩ Vật lý học trường đại học Oxford, giải thích với Le Monde, nhờ vào quy luật « Con Cá » (La loi de Poisson) trong xác suất thống kê, anh có thể khẳng định người ta không thể giữ được bí mật lâu quá 4 năm với giả định thuyết âm mưu này là đúng.
« Tôi tính số nhân sự làm việc tại NASA vào thời điểm phi thuyền hạ cánh xuống Mặt trăng. Họ có khoảng 425 nghìn nhân viên. Thế nên, cứ giả định từ nguyên tắc rằng tất cả đều muốn giữ bí mật và họ bảo vệ bí mật còn tốt hơn cả các cơ quan tình báo Mỹ, dù là trong điều kiện này đi chăng nữa, trong vòng khoảng 4 năm cũng sẽ có một ai đó hữu ý hay vô tình tiết lộ tầm mức của sự ngụy tạo này.
Do vậy, theo tôi, thời gian 4 năm là một ước tính khách quan. Vấn đề ở chỗ chính vì tất cả mọi người tham gia vào cùng một dự án, do vậy khó mà bảo mật mọi thứ. Đôi khi, những âm mưu này bị những người báo động hay một kẻ phản bội nào đó tiết lộ. Có khi bạn gởi thư điện tử nhầm địa chỉ. Có khi bạn gởi một SMS nhầm người. Và bất thình lình mọi người đều biết chuyện.
Do vậy, nếu như bạn tìm cách tung ra những thuyết âm mưu có quy mô lớn, cho dù là có liên quan đến Mặt trăng, biến đổi khí hậu hay chủng ngừa… chắc chắn là ít có khả năng những âm mưu này thành công. Bởi vì bạn sẽ phải cần đến rất đông người hợp tác để bảo vệ bí mật. Mà về điểm này, thì con người không mấy gì tài giỏi cho lắm ».
Sau « Hằng Nga » là anh « Cả Đỏ »
Dẫu sao thì cuộc chinh phục không gian trong những năm 1960 cho thấy rõ đỉnh điểm của cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Ngày nay, bối cảnh quốc tế đã có những thay đổi, nhưng không gian một lần nữa lại là một bàn cờ địa chính trị. Trung Quốc mới đây trở thành quốc gia đầu tiên đưa thành công một phi thuyền lên phần khuất của Mặt trăng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ lại gởi người lên định cư trên Mặt trăng từ đây đến năm 2024. Với Hoa Kỳ, đây là châu lục thứ 8 cần chinh phục. Để thực hiện mục tiêu này, Hoa Kỳ phải tái khởi động một chương trình không gian quy mô lớn, đòi hỏi nhiều nguồn tài chính tốn kém đáng kể.
Để giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, NASA đã quyết định nhờ đến các doanh nghiệp tư nhân : SpaceX, của Elon Musk, Blue Origin của Jeff Bezos nhằm phát triển ngành du lịch không gian dành cho các khách hàng tỷ phú. Hay như nhiều doanh nghiệp nhỏ khác để đưa các thiết bị lên Mặt trăng cho Cơ quan Không gian Hoa Kỳ.
Hơn bao giờ hết, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Hoa Kỳ quyết tâm lấy lại vị thế thống trị trong việc thám hiểm không gian. Nhưng với ông Jim Bridenstine, lãnh đạo NASA, mục tiêu cuối cùng là đi xa hơn nữa. Đến thăm Cung Trăng là một bước đệm để con người vươn tới sao Hỏa, hành tinh đỏ.
27 episodi
Manage episode 238249513 series 1455065
Ngày 21/07/2019, nhân loại mừng 50 năm ngày con người lần đầu đặt chân lên Mặt trăng, một trong những cuộc chinh phục không gian lớn trong lịch sử loài người. Nhưng nửa thế kỷ sau, hàng triệu người vẫn tin rằng : Con người chưa bao giờ đi trên Mặt Trăng. Sự kiện « Apollo 11 » là một bước ngoặt lịch sử « tin giả » hay là bước tiến nhân loại ?
Apollo 11 : Sản phẩm kiểu Hollywood của NASA?
Ngược dòng thời gian, ngày 21/07/1969, chính xác là vào lúc 2 giờ 56, giờ quốc tế, phi hành gia người Mỹ, Neil Armstrong đã đặt chân lên Mặt trăng. Người ta còn nghe được thông điệp của Amrstrong gởi về Trái Đất : « Một bước đi nhỏ của một người, nhưng một bước nhảy vọt cho nhân loại ».
Câu nói này trở nên bất hủ. Nhưng cũng trong vòng 50 năm đó, nhiều người vẫn tin rằng « Người Mỹ chưa bao giờ đặt chân lên Mặt trăng » và đó chỉ là « tin giả ». Từ những năm 1970, thuyết về « tin giả » tiếp tục lan truyền. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học còn giúp lời đồn đại này lan rộng nhanh chóng.
Trên nhiều trang mạng, người ta có thể tìm thấy các thông tin cho rằng chương trình Apollo 11 chỉ là chuyện viễn tưởng được Hoa Kỳ dàn dựng hoàn toàn để « thắng » cuộc đua không gian với Liên Xô. Người ta không tin rằng NASA thời kỳ ấy có đủ khả năng thực hiện một kỳ tích công nghệ như thế.
Năm 1974, hai năm sau khi chương trình Mặt trăng của Mỹ kết thúc, nhà văn Bill Kaysing phát hành tập sách « Chúng ta chưa bao giờ đi trên Mặt trăng : Cú lừa đảo trị giá 30 tỷ đô la của Mỹ ». Trong tập sách, tác giả cho rằng có nhiều « điểm không rõ ràng » trong các bức ảnh của NASA. Cờ Mỹ bay phấp phới trong gió trong khi Mặt trăng không có khí quyển, thiếu ánh sao trời hay như các thiết bị không gian đáp xuống Mặt trăng nhưng không tạo thành hố đất…
Từ những quan sát đơn giản này, ông Bill Kaysing đi đến kết luận rằng những hình ảnh về Apollo 11 đã được quay tại một căn cứ quân sự bí mật, nằm trong vùng sa mạc Nevada, với những hiệu quả đặc biệt của Hollywood, tương tự như trong phim « 2001: A Space Odyssey » của đạo diễn Stanley Kubrick, phát hành năm 1968. Bản thân ông Kubrick cũng bị nghi ngờ đã hợp tác với NASA. Nhất là những người tin vào thuyết đồng mưu luôn tự hỏi : Vì sao từ đó đến nay không có người nào trở lại Mặt trăng ?
Bước ngoặt của « Fake News »
Giải thích với AFP, ông Didier Desormeaux, đồng tác giả tập sách « Thuyết âm mưu, giải mã và hành động » (nhà xuất bản Reseau Canope, năm 2017) cho rằng sự kiện thu hút sự quan tâm của những người nghi ngờ là do tầm mức quan trọng của sự kiện : « Giai đoạn này của quá trình chinh phục không gian là một trong những sự kiện trọng đại cho nhân loại. Thái độ nghi ngờ sự việc làm lung lay các nền tảng cơ bản của ngành khoa học và quá trình chinh phục thiên nhiên của con người ».
Trên thực tế, « Apollo 11 » chưa phải là nạn nhân đầu tiên của thuyết âm mưu. Vụ ám sát J.F. Kennedy năm 1963 hay các câu chuyện về các vật thể bay không xác định đã là đối tượng của nhiều thuyết âm mưu khác. Nhưng theo ông Didier Desormeaux, điều mới và đáng chú ý làm cho sự kiện « Apollo 11 » trở thành một « bước ngoặt » trong lịch sử « fake news » nằm ở điểm « tin đồn này dựa trên việc giải mã kỹ lưỡng mọi chỉ dấu điện ảnh xác định được trên các bức ảnh do NASA cung cấp ».
Luc Mary, sử gia về các ngành khoa học, trả lời RFI, lưu ý thêm : chính bối cảnh Chiến Tranh Lạnh là cội nguồn của mọi sự tranh cãi « hư thực » về cuộc đổ bộ không gian lịch sử này :
« Bước đi trên Mặt trăng còn là bước đi của một người Mỹ trên Mặt trăng. Sự kiện thừa nhận thành công của một quốc gia này đối với một quốc gia khác, của một hệ tư tưởng này với một hệ tư tưởng khác. Một cách chính xác, đây là một thắng lợi của Hoa Kỳ trước Liên Xô.
Nước Mỹ đã phục thù sau 12 năm đối đầu với Liên Xô. Từ năm 1957, Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa vệ tinh và người lên quỹ đạo. Liên Xô cũng là quốc gia đầu tiên tiến hành các hoạt động không gian ngoài phi thuyền.
Đấy thật sự là một cuộc đọ sức gay gắt. Và đó còn là một chiến thắng của phe Tư bản đối với phe Cộng sản. Một thắng lợi của những người theo Cơ đốc giáo, tức niềm tin Công giáo - đừng quên là người Mỹ tuyên thệ trên kinh thánh - với chủ nghĩa duy vật vô thần »
Việc chọn Mặt trăng là một đối tượng để chinh phục cho thấy rõ thiện chí chính trị của chính quyền Washington thời bấy giờ. Quyết định chiến lược này của Mỹ đã được thể hiện rõ trong bài diễn văn ấn tượng của ông J.F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, năm 1961 :
« Tại sao người ta nói nhiều về Mặt trăng ? Tại sao lại chọn Mặt trăng như là mục tiêu của chúng ta ? Họ còn có thể hỏi rằng tại sao phải leo lên những đỉnh cao nhất ? Chúng ta chọn đi đến Mặt trăng. Chúng ta chọn lên Mặt trăng trong thập niên này và hoàn thành nhiều mục tiêu khác nữa, không phải vì đó là điều dễ thực hiện, mà chính bởi vì chúng khó. Bởi vì mục đích này sẽ giúp tổ chức và huy động những nguồn lực và công nghệ tốt nhất của chúng ta. »
Phản biện « Fake news »
Bất chấp các nỗ lực của giới khoa học, những hoài nghi và những lời đồn đại vẫn sống mãi theo thời gian. Vào thời điểm phi thuyền đáp xuống Mặt trăng, tại Mỹ, gần 5% số người được hỏi không tin sự việc. Tỷ lệ này giờ tăng lên là 6%.
Tại Pháp, theo một thăm dò mới nhất do Quỹ Jean-Jaures thực hiện cách đây vài tháng, có đến 16% số người được hỏi tin rằng NASA đã ngụy tạo bằng chứng và các hình ảnh phi thuyền « Apollo 11 » đáp xuống Mặt trăng, cũng như những bước đi đầu tiên của Neil Armstrong ngày 21/07/1969.
Còn tại Anh, trong một thăm dò năm 2009, tỷ lệ này là 25%.Và không phải ngẫu nhiên người Nga là những người hoài nghi nhiều nhất. Thăm dò thực hiện trong năm 2018 cho biết có đến 57% số người Nga được hỏi không tin vào sự kiện này. Vào thời điểm diễn ra sự kiện, tờ báo Nga Pravda đã không tường thuật trung thực sự việc.
Trên thực tế, từ năm 1969 đến 1972, NASA đã thực hiện 6 chuyến thám hiểm Mặt trăng, thu thập hơn 380 kg mẫu đá để phân tích. Năm 2002, NASA đã đặt viết quyển sách nhằm phản bác từng luận điểm một của những người đưa ra thuyết âm mưu. Tuy nhiên, NASA đã từ bỏ ý định này vì không muốn tạo cho họ nhiều cơ hội tấn công. Cơ quan Không gian của Mỹ khi ấy chỉ tập trung giải đáp một số điểm cụ thể.
Trong số này, việc trưng ra các bằng chứng vật chất nhằm xác nhận sự hiện diện của người Mỹ trên Mặt trăng năm đó cũng là điều hiển nhiên, như giải thích của ông Luc Mary :
« Còn có những thiết bị như máy đo địa chấn, các tấm phản chiếu laser để đo khoảng cách giữa bề mặt Trái Đất và Mặt trăng. Đương nhiên còn có cả phần bệ đỡ của phi thuyền. Người ta ước tính có khoảng 180 tấn các vật dụng, các thiết bị nghiên cứu do con người chế tạo được để lại trên Mặt trăng. »
Để thực hiện thành công nhiệm vụ Apollo 11, NASA đã tuyển dụng đến hàng trăm nghìn nhân viên và tiêu tốn của chính phủ đến 150 tỷ đô la. Một chi tiết quan trọng đối với nhiều nhà toán học nhằm phản bác lại các lập luận của những người tin vào thuyết âm mưu.
Anh David Robert Grimes, tiến sĩ Vật lý học trường đại học Oxford, giải thích với Le Monde, nhờ vào quy luật « Con Cá » (La loi de Poisson) trong xác suất thống kê, anh có thể khẳng định người ta không thể giữ được bí mật lâu quá 4 năm với giả định thuyết âm mưu này là đúng.
« Tôi tính số nhân sự làm việc tại NASA vào thời điểm phi thuyền hạ cánh xuống Mặt trăng. Họ có khoảng 425 nghìn nhân viên. Thế nên, cứ giả định từ nguyên tắc rằng tất cả đều muốn giữ bí mật và họ bảo vệ bí mật còn tốt hơn cả các cơ quan tình báo Mỹ, dù là trong điều kiện này đi chăng nữa, trong vòng khoảng 4 năm cũng sẽ có một ai đó hữu ý hay vô tình tiết lộ tầm mức của sự ngụy tạo này.
Do vậy, theo tôi, thời gian 4 năm là một ước tính khách quan. Vấn đề ở chỗ chính vì tất cả mọi người tham gia vào cùng một dự án, do vậy khó mà bảo mật mọi thứ. Đôi khi, những âm mưu này bị những người báo động hay một kẻ phản bội nào đó tiết lộ. Có khi bạn gởi thư điện tử nhầm địa chỉ. Có khi bạn gởi một SMS nhầm người. Và bất thình lình mọi người đều biết chuyện.
Do vậy, nếu như bạn tìm cách tung ra những thuyết âm mưu có quy mô lớn, cho dù là có liên quan đến Mặt trăng, biến đổi khí hậu hay chủng ngừa… chắc chắn là ít có khả năng những âm mưu này thành công. Bởi vì bạn sẽ phải cần đến rất đông người hợp tác để bảo vệ bí mật. Mà về điểm này, thì con người không mấy gì tài giỏi cho lắm ».
Sau « Hằng Nga » là anh « Cả Đỏ »
Dẫu sao thì cuộc chinh phục không gian trong những năm 1960 cho thấy rõ đỉnh điểm của cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Ngày nay, bối cảnh quốc tế đã có những thay đổi, nhưng không gian một lần nữa lại là một bàn cờ địa chính trị. Trung Quốc mới đây trở thành quốc gia đầu tiên đưa thành công một phi thuyền lên phần khuất của Mặt trăng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ lại gởi người lên định cư trên Mặt trăng từ đây đến năm 2024. Với Hoa Kỳ, đây là châu lục thứ 8 cần chinh phục. Để thực hiện mục tiêu này, Hoa Kỳ phải tái khởi động một chương trình không gian quy mô lớn, đòi hỏi nhiều nguồn tài chính tốn kém đáng kể.
Để giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, NASA đã quyết định nhờ đến các doanh nghiệp tư nhân : SpaceX, của Elon Musk, Blue Origin của Jeff Bezos nhằm phát triển ngành du lịch không gian dành cho các khách hàng tỷ phú. Hay như nhiều doanh nghiệp nhỏ khác để đưa các thiết bị lên Mặt trăng cho Cơ quan Không gian Hoa Kỳ.
Hơn bao giờ hết, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Hoa Kỳ quyết tâm lấy lại vị thế thống trị trong việc thám hiểm không gian. Nhưng với ông Jim Bridenstine, lãnh đạo NASA, mục tiêu cuối cùng là đi xa hơn nữa. Đến thăm Cung Trăng là một bước đệm để con người vươn tới sao Hỏa, hành tinh đỏ.
27 episodi
Tutti gli episodi
×Benvenuto su Player FM!
Player FM ricerca sul web podcast di alta qualità che tu possa goderti adesso. È la migliore app di podcast e funziona su Android, iPhone e web. Registrati per sincronizzare le iscrizioni su tutti i tuoi dispositivi.